Nguyên mẫu ngoài đời thực của “làng Xô Man” và cây “xà nu” Rừng xà nu

Tên gọi làng Xô Man và cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu đều là do tác giả hư cấu ra. Nguyên mẫu ngoài đời thực của làng Xô Man là một ngôi làng của người Giẻ Triêng có tên là làng Xốp Nghét của Xốp, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum[2][3][4]

Còn cây xà nu trong tác phẩm thực chất là cây thông ba lá. Trong tiếng Giẻ Triêng, cây thông ba lá không được gọi là xà nu mà gọi là loong rúh.[2][3][5][6] Chỉ những cây thông ba lá nào chứa hàm lượng nhựa nhiều, khi khô mới gọi là xinu. Không phải cây thông nào cũng gọi tên như vậy. Nhựa cây thông ba lá được người Giẻ Triêng dùng để đốt thắp sáng vào ban đêm. Khi trai gái thành vợ thành chồng thì xinu không thể thiếu trong quà biếu của nhà gái "đáp lễ" cho nhà trai.[4]

Trong khi đó, một "nhánh" của Giẻ Triêng là người Tà Rẻ lại gọi cây thông ba lá là t’nủ, cũng là lễ vật nên vợ chồng. Song t’nủ là thứ không thể thiếu trong số quà biếu nhà gái đáp lễ nhà trai khi cưới hỏi. Tục truyền từ xa xưa theo câu ca: "Con đi trước t’nủ theo sau".[4]